Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo là trung tâm điểm của chương trình đại kết

Việc làm của Chúa Giêsu là sự cứu rỗi cho khổ đau của nhân loại
Người Kitô hữu được mời gọi để chọn lựa
Không có sự khiêm tốn nào mà không chịu sỉ nhục

ĐTC Phanxicô chủ sự giờ Kinh chiều Khai mạc Tuần lễ cầu cho sự Hiệp nhất Kitô giáo tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành – Ảnh: Gregorio Borgia/ AP photo

Hôm thứ Sáu, 18/1/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác, đã khai mạc Tuần lễ cầu nguyện hàng năm cho hiệp nhất Kitô giáo với việc cử hành buổi Kinh chiều tại Đền thờ  thánh Phaolô Ngoại Thành.
Lễ kỷ niệm chung khởi động Tuần lễ cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo là một biểu tượng mạnh mẽ của sự hiệp nhất và công nhận rằng các giáo phái Kitô giáo đang trên đường tiến đến sự hiệp nhất và tiến gần hơn đến tín lý.
Theo truyền thống, Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo thường bắt đầu từ ngày 25/1. Năm nay, Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo diễn ra từ ngày 18 đến 25/1/2019, với chủ đề “Anh em hãy theo đuổi sự công chính  và chỉ sự công chính mà thôi” lấy cảm hứng từ sách Đệ Nhị Luật.
Trước đó, trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư, 16/1/2018, hướng tới Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo,
ĐTC Phanxicô nói rằng: “Một lần nữa, năm nay chúng ta được mời gọi để tất cả các Kitô hữu có thể trở thành một gia đình, theo ý muốn của Thiên Chúa ‘để từ đó tất cả có thể là một.”
Ngài chỉ ra rằng “chủ nghĩa đại kết không phải là thứ gì đó để lựa chọn” và nói rằng “điều đó hướng đến mục đích chung là phát triển  nhân chứng chung và nhất quán nhằm thúc đẩy công lý đích thực, và hỗ trợ cho những người yếu thế thông qua các phản ứng cụ thể, phù hợp và hiệu quả”.
Cùng tham gia vào buổi Kinh Chiều tại Đền thờ thánh Phaolô Ngoại Thành cũng có nhiều nhóm dựa trên đức tin đã làm cho đại kết trở thành một phần quan trọng trong sứ mệnh của họ. Trong số đó, Học viện Đại kết Bossey, với 29 sinh viên đến từ khắp các nhóm Kitô giáo và từ khắp nơi trên thế giới.
Daniel Reffner, một ứng viên đang chuẩn bị để trở thành Mục sư của Giáo hội Tin Lành (United Methodid) từ Hoa Kỳ, nói với Linda Bordoni về kinh nghiệm của ông khi nghiên cứu về chủ nghĩa đại kết tại Bossey và điều đó đã thay đổi quan điểm của ông.
Daniel nói về những tháng ngày ở Bossey nơi ông đã nghiên cứu cũng như  thực hành đại kết với các người bạn khác nhau của mình: “Chúng tôi sống cùng nhau tại viện huấn luyện, ở Thụy Sĩ, ngay phía bắc Geneva. Chúng tôi đã tham gia các lớp học cùng nhau trong năm tháng vừa qua,  cùng tìm hiểu về lịch sử của phong trào đại kết và tiếp tục thực hiện điều đó, mặc dù có sự khác biệt về văn hóa và nền tảng tôn giáo.”
Ông cũng hy vọng rằng những kỹ năng và phương thức  học được trong khóa học và kinh nghiệm này sẽ là hành trang cho mình khi trở về nước để  “không chỉ giúp tôi để đối thoại tôn giáo với các Kitô hữu khác nhau, mà còn để hiểu ý nghĩa của việc tiếp cận ai đó mà bạn bất đồng với một tinh thần khiêm nhường… mà ngay cả khi bạn không đồng ý về những điều thực sự quan trọng, bạn vẫn có thể học hỏi từ người khác.”
Ông nói rằng, đây là những kỹ năng hết sức cần thiết cho xã hội,  đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại ở Hoa Kỳ.
Hy vọng của tôi là sự tu học khiến tôi trở thành một người có thể đặt mình vào những cuộc trò chuyện, hay những nơi có bất hòa, để mang lại sự hòa giải, thay vì chia rẽ như vẫn thường thấy.

Tuần lễ cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo
Daniel cho biết ông tin rằng Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo rất quan trọng vì đây là biểu tượng của tinh thần đại kết, mang mọi người lại gần nhau, mặc dù nền tảng khác nhau “nói rằng mặc dù chúng tôi không đồng ý với mọi điều, nhưng thực sự rất quan trọng đối với chứng nhân Kitô hữu để thể hiện các dấu hiệu của sự đoàn kết.”
Theo ông, điều quan trọng  trong khóa học là một phần của việc, “tìm kiếm sự hiệp nhất đó cùng với 28 người khác mà tôi đã đi qua trong chương trình này, từ những nền tảng đức tin khác nhau và tin vào những điều khác nhau trong một số tín lý Kitô giáo; Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng điều quan trọng là chúng ta có chung một mối tương quan, đó là với nhau và với tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa.”
Ông nói kinh nghiệm này đã thay đổi ông, và đang tiếp tục thay đổi nữa, nhưng chắc chắn nó đã giúp ông hiểu rõ hơn về bản sắc Kitô giáo của mình.
Daniel tiết lộ rằng, có một thời gian ông rất bối rối về tâm linh và bản thân mình, việc học ở Bossey và  được là một thành viên của chương trình “đã khiến tôi nhớ lại và khẳng định với chính mình cũng như  ơn gọi mục vụ của tôi. Nó đã tái khẳng định danh tính của tôi là một Kitô hữu, và cho phép tôi đến với những cuộc đối thoại này từ một quan điểm khác – và chân thực hơn.”
Ông ghi nhận sự chứng kiến và cổ võ hiệp nhất Kitô giáo của ĐTC và Phanxicô và cho rằng sự hiện diện của các sinh viên Học viện Bossey ở Rome trong một tuần được Hội đồng Vatican về Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo hỗ trợ “là một dấu hiệu cho thấy Vatican thực sự ủng hộ công việc của chúng tôi và chúng tôi cảm nhận được sự ủng hộ đó.”

Hy vọng cho tương lai
Daniel cho biết: “Hy vọng về tương lai gần của tôi là tiếp tục nhận thức về những hạt giống của sự mặc khải mà tôi cảm thấy đang phát triển từ quá trình này.”
Daniel kết luận:  “Tôi cảm thấy  Chúa đang soi sáng con đường của tôi, và khi tôi quay trở lại Hoa Kỳ, sẽ là sự tiếp nối việc học và mở đầu cho sự phát triển.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Linda Bordoni đăng trên Vatican News)