Vụ kết án Đức Hồng y George Pell: Ý nghĩa pháp lý, chính trị, tâm linh và Giáo luật

Tại sao phụ nữ không cần phải giảng trong thánh lễ
Người Công giáo và Phật tử nên cùng nhau hợp tác để thúc đẩy của lòng thương xót trên thế giới
Tình yêu phải làm gì với điều đó – Sự mang thai hộ cho người giàu và nổi tiếng

Đây là trường hợp  cảnh báo rõ ràng về một tình huống mới, trong đó các Kitô hữu trung thành phải suy nghĩ tới sự đau khổ vì đức tin của họ.

ĐHY George Pell

Gần đây bản án của Đức Hồng y George Pell tại Melbourne, Úc,  đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao, tuy nhiên bản án của Tòa sơ thẩm không thay đổi. Việc này có ý nghĩa về mặt pháp lý, chính trị, tâm linh và Giáo luật.
Hậu quả pháp lý rõ ràng nhất đó là: ĐHY Pell đang bị giam tù và – nếu kháng cáo của ngài lên Tòa án Tối cao Úc không thành công – thì ngài sẽ phải thụ án trong vòng sáu năm tù.
Giáo sư Gerard Bradley chuyên gia phê bình vấn đề pháp lý đã nêu trong Register gần đây rằng, hậu quả pháp lý quan trọng nhất là thay đổi tiêu chuẩn của những gì tạo thành gánh nặng chứng minh trong các xét xử hành vi tình dục sai trái.
Bản án của Tòa sơ thẩm, được Tòa án phúc thẩm Victoria giữ nguyên với tỉ lệ 2-1, đã đưa ra một quan điểm rằng lời khai của một nhân chứng, hoàn toàn không được chứng thực, là đã đủ để xác định có tội theo quá bán nghi hợp lý (guilty beyond reasonable doubt), ngay cả khi đã bị kịch liệt phản đối bởi bị cáo và khoảng 20 nhân chứng đưa ra chứng cớ về các bằng chứng rất đáng nghi ngờ trong sự cáo buộc.  Nếu Tòa án Tối cao đồng ý rằng Tòa án cấp phúc thẩm đã áp dụng tiêu chuẩn chính xác về các chứng cứ đã cân nhắc, thì thật khó để thấy bất kỳ một bị cáo nào có thể được trắng án với một bằng chứng của người tố cáo rõ ràng là hoang tưởng. Tiêu chuẩn cho sự tha bổng được đưa ra bởi Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đảo ngược trách nhiệm và bắt bị cáo phải chứng minh sự bất khả thi trừu tượng của tội đã vi phạm.
Một hậu quả pháp lý thứ ba là không đáng kể, nhưng thường không được ghi nhận. Niềm tin rằng ĐHY Pell đã bị kết án sai đang lan rộng, vươn xa hơn  những người ngưỡng mộ ngài.  Điều này đã khiến một số người đặt câu hỏi về tính chính trực của công lý Úc một cách tổng quát.  Trong khi những người khác thì lại lập luận rằng các hệ thống tư pháp hình sự ở các nước dân chủ phải được tôn trọng, ngay cả khi kết quả không như mong muốn.
Cả hai quan điểm đều thừa nhận rằng những kết án sai trái xảy ra thường xuyên hơn mà chúng ta có thể quan tâm và thừa nhận là ở các quốc gia: Úc,  Canada,  Hoa Kỳ.  Trong thực tế,  các trường hợp bị kết án sai lầm đều có viện nghiên cứu xem xét toàn bộ.  Nhưng thông thường, họ chỉ xem lại các vụ án giết người, vì ngân quỹ tài chánh quá hạn chế để giải quyết toàn bộ các kết án sai lầm.
Ở Hoa Kỳ, đã có những người bị án tử hình đã được miễn tội sau khi tuyên án. Tại Canada, nhà nghiên cứu pháp y trẻ em hàng đầu ở nước này đã cung cấp lời khai sai trong suốt 20 năm và đã kết án sai lầm những cha mẹ bị ghép tội là giết chết con cái của họ.
Và không chỉ những người nghèo và không có khả năng bào chữa mới bị kết án sai. Thượng nghị sĩ Ted Stevens, một trong những TNS phục vụ lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và được bào chữa bởi một đội ngũ pháp lý hàng đầu trong nước, cũng đã bị kết án sai sự thật sau khi các công tố viên cao cấp tại Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cố tình mua chuộc lời khai sai và giấu bằng chứng có thể dùng để bào chữa.
Bản án của ĐHY Pell sẽ cho mọi người thấy rõ ràng rằng bất cứ ai cũng đều có thể bị kết án sai lầm nếu cảnh sát và các công tố viên quyết định thị uy bằng quyền lực đáng sợ của họ.
Điều này có một ý nghĩa chính trị nữa.  Những kết án sai lầm – ở Úc, đáng chú ý nhất là vụ án “dingo”, một bản án mà cha mẹ  bị kết án sai lầm là đã giết đứa trẻ sơ sinh của chính mình – có thể được tạo ra bởi một môi trường chính trị nóng bỏng.  Các bồi thẩm viên, rốt cuộc, đến từ công chúng bình thường, và khi công chúng bị quấy rầy bởi các chiến dịch phỉ báng kéo dài, như trường hợp của ĐHY Pell, có thể đưa ra những phán quyết bất công. Vụ án ĐHY Pell đã chứng minh rằng hệ thống tư pháp hình sự có thể bị thao túng để đạt được mục đích chính trị rộng rãi, điều đáng lo ngại cho bất kỳ ai và tất cả những ai thấy mình nằm ngoài sự đồng thuận chính trị.
Ý nghĩa tâm linh là đơn giản nhất và không phức tạp. Nó không phải là một vấn đề tâm linh để bị buộc tội và kết án sai; dĩ nhiên, đó là một đòi hỏi thử thách tâm linh. Thử thách đó mở rộng đến các tín hữu của ĐHY Pell, những người được kêu gọi để chia sẻ về mặt tâm linh với gánh nặng mà ngài gánh chịu. Đức tin Kitô giáo bắt nguồn từ lịch sử qua những người đàn ông bị kết án một cách bất công, bắt đầu với Chúa Giêsu và tiền thân của Người là Gioan Baotixita, và tiếp tục xuyên suốt lịch sử cho đến ngày nay.
ĐHY Pell giờ đây có thể tự đếm mình vào con số đó, và không còn nghi ngờ gì nữa, nếu ngài, trong thời gian phục vụ Giáo hội lâu dài, đã không nổi tiếng trong việc rao giảng đức tin, thì ngài đã không bị ở trong hoàn cảnh như bây giờ. Về mặt tâm linh, trường hợp ĐHY Pell là một cảnh báo rõ ràng về một tình huống mới, trong đó các Kitô hữu trung thành phải nghĩ đến việc phải chịu đau khổ vì đức tin của họ.
Cuối cùng, vụ án của ĐHY Pell nhấn mạnh rằng hệ thống tư pháp hình sự ở nhiều quốc gia khác biệt với các tiến trình của Giáo luật. Một trường hợp cực đoan sẽ chứng minh quan điểm ví dụ như: Một linh mục phải đối mặt với các hình phạt dân sự vì quyết định không vi phạm ấn tín tòa giải tội – như đã được đề xuất ở Úc và Hoa Kỳ gần đây – rõ ràng sẽ không phải đối mặt với kỷ luật Giáo luật để duy trì Giáo luật.
Trong các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng tình dục, thông lệ là linh mục bị buộc tội sẽ bị đình chỉ chức vụ cho đến khi tiến trình điều tra tội phạm hoàn tất. Mặc dù, khởi điểm việc đình chỉ này có vẻ như  vị giáo sĩ bị nghi ngờ đã bị hình phạt trước khi xét xử, nhưng Giáo hội coi đó là một quyết định “đề phòng” chứ không phải là một hình phạt. ĐHY Pell đã chịu những hạn chế đó kể từ tháng 6 năm 2017, khi các lời buộc tội được công bố lần đầu tiên.
Bình thường, sau khi quá trình điều tra tội phạm được kết thúc – trong trường hợp của ĐHY Pell, bao gồm kháng cáo của ngài lên Tòa án Tối cao Úc – thì tiến trình điều tra về mặt Giáo luật  bắt đầu. Thông thường các bằng chứng tại quá trình tố tụng hình sự được áp dụng trong việc xác định có tội, hoặc vô tội, trong một phiên tòa của Giáo hội. Nhưng hai quá trình thì riêng biệt, và một bản án hình sự không phải tự nhiên là một bản án dùng để buộc tội theo Giáo luật.
Trong trường hợp của ĐHY Pell, một tiến trình điều tra về phía Giáo luật có thể đi đến một kết luận khác với quy trình hình sự. Thật vậy, mặc dù Giáo hội không bắt buộc tiêu chuẩn phải giống như các phiên tòa hình sự – đó là bằng chứng vượt quá bán nghi hợp lý – thật khó để thấy một Tòa án của Giáo hội có thể đưa ra phán quyết tương tự như Tòa án Úc đã làm.
Một kết quả như vậy sẽ gây tranh cãi ồ ạt và do đó sẽ cần một sự kiên quyết mạnh mẽ từ Bộ Giáo lý Đức tin, những người sẽ xét xử những trường hợp như vậy, và chính Đức Thánh Cha, một mình ngài có thể phán quyết trường hợp của ĐHY.  Rất tế nhị trong sự cân bằng không chỉ là trường hợp của ĐHY Pell, mà còn là sự độc lập và toàn vẹn riêng biệt của Giáo luật  Giáo hội.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Father Raymond J. de Souza đăng trên National Catholic Register)