Một cuộc khảo sát đã cung cấp những tài liệu mới về quãng thời gian của địa điểm được tin là ngôi mộ của Chúa Giêsu

Một cuộc khảo sát đã cung cấp những tài liệu mới về quãng thời gian của địa điểm được tin là ngôi mộ của Chúa Giêsu

Linh mục người Ý đồng tế Thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 100 của mình với 4 người con linh mục
Tại sao ngày lễ thánh Đa Minh không thực sự là ngày lễ lớn nhất của dòng Đa Minh
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÙA VỌNG

Các nhà khoa học đã giúp khôi phục lại một ngôi đền nằm trên địa điểm này, đã tin rằng đây là nơi nơi Chúa Kitô đã được chôn cất đã nói rằng việc thử nghiệm các mẫu từ ngôi mộ đã định rằng ngôi mộ đã có ít nhất từ thế kỷ thứ tư.

Thông tin mới được công bố gần đây từ National Geographic phù hợp với các tài liệu lịch sử nói rằng Constantine, vị hoàng đế La Mã đầu tiên đã chấm dứt cuộc bách hại Kitô giáo và chính ông ta đã trở thành một người Công giáo. Từ đó ông bắt đầu bảo vệ ngôi mộ vào khoảng năm 326.

Trong thế kỷ thứ tư, Constantine được cho là đã phái một nhóm từ Rôma đến Đất Thánh để tìm kiếm địa điểm ngôi mộ. Sau khi tin rằng đã tìm thấy, nhóm này cho phá một ngôi đền của người ngoại đạo đã xây ở phía trên để bảo vệ ngôi mộ.

Qua nhiều thế kỷ, các cấu trúc phía trên ngôi mộ đã trở thành nạn nhân của do các cuộc tàn phá bởi thiên tai và con người. Vào một thời điểm mà thời gian chưa xác định, một tấm đá cẩm thạch đã được đặt trên ngôi mộ, có lẽ là để ngăn chặn những khách hành hương lấy hài cốt về nhà.

Vào tháng 10 năm 2016, một nhóm từ Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens được ủy nhiệm để khôi phục ngôi đền xung quanh ngôi mộ đang có nguy cơ sụp đổ; đồng thời cũng đặt một lớp chống ẩm ướt để bảo vệ ngôi mộ. Trong nhiều thế kỷ qua, ngôi mộ có thể đã không được mở ra, nhưng cơ hội cho phép nhóm này lấy mẫu để thử nghiệm.

National Geographic, trong một bài báo ngày 28/11 cho biết :  “Lớp hồ đắp lấy từ giữa bề mặt đá vôi nguyên thủy của ngôi mộ, cũng như một tấm đá cẩm thạch đặt trên bề mặt ngôi mộ đã được khảo cứu và ghi nhận là khoảng năm 345 sau Chúa Giêsu”. Tuy nhiên, nhà khoa học giáo sư Antonia Moropoulou  – người điều khiển chương trình trùng tu,  cho biết:  các kết quả đã được tiết lộ cho National Geographic cuối tháng 11 không có bằng chứng khoa học  nào chứng minh rằng ngôi mộ đã lâu hơn một ngàn năm.

Điều khó khăn hơn là làm sao để tìm chứng cớ khoa học nhằm chứng minh người được chôn trong ngôi mộ đó là Chúa Giêsu Nazareth. Một bộ phim tài liệu được phát sóng vào ngày 3/12 trên đài  truyền hình của National Geographic cho thấy các cuộc phỏng vấn với các học giả nhận định rằng: lịch sử truyền khẩu đã ủng hộ mạnh mẽ ý kiến cho rằng vị trí của ngôi đền là nơi mà người ta tin  Chúa Giêsu đã được chôn ở đó, cũng như đó là  nơi mà Ngài đã sống lại.

Nhà nghiên cứu khảo cổ học Fred Hiebert của National Geographic, trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service vào ngày 9/11, cho rằng: “Qua biết bao nhiêu thế kỷ rồi, làm sao người ta lại có thể còn nhớ rằng đây là địa điểm chôn Chúa Giêsu?

“Nếu không có số liệu khoa học, bạn phải dựa vào phong tục tập quán của người dân, của làng xã đã chỉ ra địa điểm này, 300 năm sau khi xảy ra cuộc tử nạn của Chúa Kitô, nơi mà nhiều người tin rằng Ngài đã được chôn cất ở đấy.

“Trong phim tài liệu truyền hình, bạn đã thấy một trường hợp có tính chính xác lịch sử rất cao (của ngôi mộ) vì chúng ta biết từ dữ liệu khoa học rằng đây là địa điểm, nơi mà Hoàng đế Constantine nói, “đánh dấu X tại chỗ này”, có nghĩa đó là nơi Chúa Kitô được chôn cất.”

Theo Hiebert: “Nếu bạn là một sinh viên về khẩu sử và nhân chủng học thì điều này rất hợp lý, và điều này hợp lý theo quan điểm của những nhà học giả.

“Theo quan điểm của khảo cổ học, không có bằng chứng rõ ràng, không có DNA, không có dấu hiệu nào, không có khảo vật nào để chứng minh rằng “đúng là nơi đây rồi”, không phải chỗ kia. Nhưng tôi tin rằng các học giả trong bộ phim đã nói những tài liệu truyền khẩu là rất chắc chắn. Nếu truyền thống truyền khẩu cùng thống nhất trong lĩnh vực này và nói “đây là địa điểm”, thì chắc chắn giá trị của tài liệu truyền khẩu này rất cao, cho dù chúng ta không thể chứng minh được.”

Tuy nhiên, ông Hiebert –  người đã chứng kiến ​​việc trùng tu ngôi đền từ năm 2016 đến năm 2017 và đã có mặt khi ngôi mộ được mở ra –  đã nhắc lại lời của một viên chức nhà thờ Hy Lạp đã từng nói với ông khi đặt vấn đề về tính chính xác để công nhận đây là ngôi mộ của Chúa Giêsu rằng: Mỗi người phải đưa ra quyết định về những gì để họ tin.

Ông nói: “Từ quan điểm khảo cổ học và từ quan điểm về lịch sử, tôi có thể cam kết với bạn rằng: tôi có thể ghi nhận đó là nơi được xác định vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên (là ngôi mộ của Chúa Giêsu), và đối với tôi đó là sự hài lòng cho chính mình”.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ OSV Newsweekly)