Giáo huấn của Giáo hội Công giáo mời gọi chúng ta triệt để xem xét lại nền kinh tế

Đại dịch Coronavirus: Các nhà tâm lý học Công giáo cho một nguyên tắc để ngăn ngừa tự tử
Mối quan hệ giữa các cặp “sống thử” kém ổn định so với các đôi “kết hôn”
ĐTGM Gomez kêu gọi mọi người cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi những vụ cháy rừng ở tiểu bang California

Giáo sư Mary Hirschfeld

Trong một bài phát biểu gần đây, Mary Hirschfeld, một Giáo sư Kinh tế của Đại học Villanova, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ,  đã cho rằng: Trong số những món quà lớn nhất mà Giáo hội đã dành cho thế giới trần tục là một sự hiểu biết sâu sắc về hạnh phúc, mà không dựa vào sự giàu có.
Mary Hirschfeld nói : “Chúng ta không thể nghĩ tốt về đời sống kinh tế, hay những thách thức đối với công bằng kinh tế và môi trường mà chúng ta phải đối mặt, nếu chúng ta không suy nghĩ kỹ cụ thể về sự hạnh phúc của con người và vai trò của sự giàu có.”
Bà nói rằng giáo huấn của Giáo hội là một lời mời gọi để chúng ta xem xét lại một cách triệt để nhận thức của mình về kinh tế và mục đích của sự giàu có. Nhưng giáo huấn đó thường bị xã hội hiểu lầm : Cách nhìn của Giáo hội về mối tương quan giữa sự giàu có và hạnh phúc,  cũng như điều đó có ý nghĩa  gì đối với sự sáng tạo và kinh tế, thật không dễ hiểu đối với những người nhìn  thế giới và con mắt trần tục.”
Hirschfeld là một Giáo sư Kinh tế và Thần học đã nhận được Giải thưởng Kinh tế và Xã hội Quốc tế lần thứ IV (The 4th International Economy and Society Award) về Những ấn phẩm Học thuyết Xã hội (Social Doctrine Publications), vào ngày 29/5/2019. Giải thưởng được cấp bởi Centesimus Annus  (100 năm) – một quỹ của Giáo hoàng (Pro Pontifice Foundation), do  Đức Hồng Y Reinhard Marx, giáo phận Munich và Freising, trao tặng.
Giải thưởng được trao để công nhận cuốn sách gần đây của Hirschfeld là “Aquinas and the Market. Toward a humane Economy” (Thánh Aquinô và Thị Trường. Hướng tới một nền kinh tế nhân đạo), do Nhà xuất bản Đại học Harvard, phát hành năm 2018.
Trong bài phát biểu tại lễ trao giải, Hirschfeld nói rằng mặc dù bà có bằng Tiến sĩ Kinh tế, nhưng toàn bộ quan điểm của bà về phát triển kinh tế và xã hội đã được thay đổi, kể từ khi trưởng thành và gia nhập đạo Công giáo.
Sau nhiều năm thành công theo tiêu chuẩn thế giới, Hirschfeld  vẫn cảm thấy thiếu một điều gì đó trong cuộc sống của mình.  Mãi đến khi tìm thấy Giáo hội Công giáo, bà đã phát hiện ra “bữa tiệc” sẽ thỏa mãn tâm hồn đói khát của mình.
Hirschfeld cho biết, khi gặp gỡ và sống trong đức tin Công giáo bà cảm thấy hạnh phúc thực sự nằm trong muôn vàn tốt lành mà không thể tìm thấy trong sự tích lũy của cải phù du. Bà nói :“Không có tiền của hay danh giá có thể làm giảm sự khao khát đó được. Thay vào đó, tôi thấy rằng sự khao khát thực sự của tôi là khát khao Thiên Chúa.”
Nhưn
g Giáo hội cũng cho bà một lăng kính mới để thấy những điều hữu hạn của thế giới xung quanh mình – lòng tốt của mọi người trong cuộc sống của bà, món quà của cộng đồng và tầm quan trọng của đức hạnh.
Khi  trở lại trường để học Thần học, Hirschfeld thấy mình phải vật lộn để dung hòa giữa kiến thức kinh tế  với đức tin Công giáo mà mình mới tìm thấy. Khi đọc những lời dạy của thánh Tôma Aquinô về tài sản riêng, bà thấy điều đầu tiên dường như là một mâu thuẫn.
Hirschfeld nói rằng “một mặt, thánh Aquinô dường như nói rằng “tài sản riêng của mình thì phù hợp bởi vì nó hướng đến xu hướng làm việc cho chính chúng ta theo những cách có ích lợi cho xã hội,” . Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì bà tin với tư cách là một Kinh tế gia.
“Nhưng rồi, thánh Aquinô lại nói rằng chúng ta cũng sẽ nắm giữ tài sản riêng như thể nó là của chung, sẵn sàng chia sẻ với người khác những thành quả lao động của chúng ta. Điều đó cho tôi thấy, theo một kinh tế gia, thì điều này thật mâu thuẫn. Một mặt, tài sản tư nhân là tốt bởi vì nó cho chúng ta một động lực để làm việc chăm chỉ. Mặt khác, chúng ta phải quay lại và cho đi tất cả những gì mình có. Điều đó có khích lệ gì?”
Cuối cùng, bà  nhận ra rằng có hai cách hiểu khác nhau về sự khích lệ, và tài sản riêng là do cách hiểu hoàn toàn khác nhau về hạnh phúc của con người. Bà nói, theo các kinh tế gia, hạnh phúc là  khi tạo được sự giàu có và của cải, trong khi thánh Aquinô xem  hạnh phúc là “một đều gì đó cao cả hơn,  được tìm thấy nơi Thiên Chúa, gia đình, cộng đồng và đức hạnh.”
Bà  nhấn mạnh:
“Sự khác biệt quan trọng nằm ở cách chúng ta hiểu vai trò của sự giàu có vật chất trong cuộc sống tốt đẹp của con người như thế nào. Đối với  thánh Aquinô, là sự ’khích lệ’ khi chúng ta muốn lo liệu cho mình những gì cần thiết một cách hợp lý. Nhưng một khi nhu cầu của chúng ta đã được bảo đảm, chúng ta sẽ tự nhiên mong muốn giúp đỡ người khác. Đối với thánh Aquinô, tất cả những gì quá với sự cần thiết với chúng ta là dư thừa.”
Hirschfeld cho biết, tuy nhiên, đối với các nhà kinh tế,  động lực để làm việc chăm chỉ là mong muốn tích lũy thêm của cải và giàu sang. “Bất kể chúng ta giầu có bao nhiêu, nếu chúng ta suy nghĩ thêm một chút nữa thì sẽ hữu ích và vì vậy chúng ta sẽ làm việc chăm chỉ. Nhưng điều tương tự cũng có nghĩa là chúng ta sẽ không trải nghiệm sự giàu có của mình như là sự dư thừa, và vì vậy chúng ta sẽ khó có thể trao cho người khác”.
Theo bàô, sự khác biệt này rất quan trọng cần nhận ra, bởi vì khi chúng ta thảo luận về kinh tế với những người có những giả định cơ bản khác nhau về sự giàu có và hạnh phúc của con người, những hiểu lầm có thể xảy ra.
Hirschfeld cho rằng phần lớn tư tưởng xã hội phong phú của Giáo hội không có tác động đến thế giới mà nó có thể có, phần lớn là do mọi người không hiểu đầy đủ về nó.
Cuốn sách mới của bà nhằm giúp thu hẹp khoảng cách giữa Giáo hội và thế giới thế tục, đưa ra một sự hiểu biết của người Công giáo về sự giàu có và hạnh phúc để thúc đẩy một cuộc đối thoại có ý nghĩa quan trọng trong suy nghĩ về kinh tế.
Bà nói :
“Có lẽ đây là món quà của người tân tòng, để xem những gì mà người Công giáo không cảm nhận được, và đồng thời nối một nhịp cầu để mang những món quà của Giáo hội đến cho một thế giới đang rất cần chúng.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên CNA)