Hoa Kỳ và Canada sẽ được thánh hiến cho ‘Đức Maria – Mẹ của Giáo hội’

Bản đồ hy vọng: Ứng dụng theo dõi chuỗi tràng hạt Mân Côi lan tỏa trong đại dịch COVID-19
Các vị Giáo hoàng đã giải quyết cuộc chinh phạt châu Mỹ như thế nào
Nhà thờ Đức Bà Paris: Cửa kính hình hoa hồng nổi tiếng thoát khỏi vụ cháy lớn kinh hoàng

Đức TGM. José Gomez

Đức Tổng Giám mục Jose Gomez, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đang mời tất cả các giám mục Hoa Kỳ tham gia cùng ngài vào ngày 1/5/2020 để tái thánh hiến đất nước Hoa Kỳ cho Đức Trinh Nữ Maria để đối phó với đại dịch. Việc tái thánh hiến được sắp xếp để trùng với giờ của các Giám mục Canađa cũng thánh hiến dâng đất nước Canađa cho Mẹ Maria cùng một lúc.
Trong một bức thư gửi cho các Giám mục Hoa Kỳ ngày 22/4/2020, Đức Tổng Giám mục Gomez,  Tổng Giám mục Los Angeles, cho biết rằng việc tái thánh hiến cho Đức Maria sẽ được thực hiện dưới tước hiệu của “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội.” Ngài mời tất cả các giám mục trong nước tham gia cầu nguyện trong ngày 1/5/2020, lúc 12 giờ trưa (giờ California), hoặc 3 giờ chiều (giờ miền Đông Hoa Kỳ).
Trong bức thư, ngài viết:
“Mỗi năm, Giáo hội cầu khẩn sự cầu bầu đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa trong tháng Năm. Năm nay, chúng ta cầu xin sự giúp đỡ của Đức Mẹ một cách thành khẩn hơn khi chúng ta đang cùng nhau đối mặt với những ảnh hưởng tai ương của đại dịch corona toàn cầu.”
Thông báo này cũng hướng theo các kế hoạch tương tự được thực hiện bởi các Giám mục Canađa, đất nước này cũng sẽ thánh hiến quốc gia của họ cho Đức Maria với cùng một tước hiệu trong cùng một ngày.
Đức TGM. Gomea nói :  “Dựa trên cuộc thảo luận với lãnh đạo Hội đồng Giám mục Công giáo Canađa, Ủy ban Điều hành Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB) cũng đáp ứng và phù hợp với ngày 1/5/2020, là cơ hội để các Giám mục Hoa Kỳ tái thánh hiến lại quốc gia của chúng ta với Đức Maria và cùng tước hiệu Maria, Mẹ của Giáo hội “. Ngài thêm rằng, Giáo hội Hoa Kỳ làm như vậy  “cùng ngày mà anh em giám mục của chúng ta ở miền  Bắc cũng sẽ thánh hiến Canađa  với  cùng một tước hiệu.”
Đức TGM. Gomez nói rằng các văn phòng đặc biệt của Hội đồng Giám mục –  Ban Thư ký Phụng tự (Secretariat for Divine Worship) và Văn phòng Truyền thông, sẽ đưa ra những  hướng dẫn phụng vụ và thông tin quan trọng cho việc tái thánh hiến.
Các Giám mục Ý cho biết vào ngày 20/4/2020 rằng họ cũng đã thánh hiến đất nước của mình cho Đức Maria sau khi nhận được hơn 300 thư yêu cầu thánh hiến.
Tước hiệu “Maria, Mẹ của Giáo hội” đã được thánh Giáo hoàng Phaolô VI công bố tại Công đồng Vaticanô II, và ngày kính dưới tước hiệu đã được thêm vào lịch phụng vụ của Giáo hội năm 2018.
Năm 2018, ĐTC Phanxicô công bố rằng thứ Hai sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống (Pentecost) nên được cử hành là lễ kính  “Đức Maria, Mẹ của Giáo hội.” Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ phụng tự của Vatican, nói rằng việc thêm ngày lễ kính này trong lịch phụng vụ nhằm khuyến khích thêm “lòng yêu mến trái tim sầu bi của Đức Maria.” (genuine Marian piety)
Mừng kính trong năm 2018, Đức Tổng Giám mục Gomez nói rằng, “khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và lên trời, Đức Maria đã trở thành trái tim hiền mẫu trong Giáo hội của Người.”
Đức TGM Gomez cũng cho biết việc tái thánh hiến ngày 1/5 sắp tới sẽ đúng thời điểm để cầu xin sự cầu bầu của Đức Maria trong cơn đại dịch. Theo nghiên cứu của  Johns Hopkins University’s Coronavirus Resource Center (Trung tâm nghiên cứu theo dõi  về coronavirus của Đại học Johns Hopkins) vào sáng thứ Năm, 23/4/2020, đã có hơn 2.6 triệu trường hợp COVID-19 được xác nhận trên thế giới và gần 185,000 tử vong do virus.
Đức TGM. Gomez nói :
“Đây là việc sẽ giúp Giáo hội có cơ hội cầu nguyện để xin Đức Mẹ tiếp tục bầu chữa những người yếu thế, chữa lành những người đau yếu và ban thêm trí tuệ cho những người hữu trách đang làm việc để tìm ra phương cách chữa khỏi loại virus khủng khiếp này.”
Trong thư gửi các giám mục, Đức TGM. Gomez viết: “Trong mùa Phục Sinh này, chúng ta tiếp tục đồng hành với Chúa Kitô Phục Sinh với tất cả  ân sủng trong thời gian này có thể được chữa lành và tăng sức mạnh, đặc biệt đối với tất cả những người bị ảnh hưởng nặng nề vì kinh tế do đại dịch COVID gây ra.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên CNA)