Không có sự khiêm tốn nào mà không chịu sỉ nhục

Việc làm của Chúa Giêsu là sự cứu rỗi cho khổ đau của nhân loại
Người Kitô hữu được mời gọi để chọn lựa
Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo là trung tâm điểm của chương trình đại kết

Đó là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tín hữu  trong Thánh Lễ buổi sáng thứ hai, 29/1/2018, tại Casa Santa Marta, khi ngài suy ngẫm về Bài đọc một  nói về sự nhục nhã của Vua David.
ĐTC nói rằng David thực sự là một người đàn ông vĩ đại: ông đã thắng Gôliát, ông có “một tâm hồn cao thượng” vì hai lần ông có thể giết Saulơ nhưng ông đã không làm như vậy. Nhưng Đa-vít cũng là một tội nhân: ông đã phạm tội ngoại tình nghiêm trọng và đã sắp xếp việc để giết Uriah, chồng của Bathsheba. Tuy nhiên,  Giáo hội tôn kính ông như một “vị thánh” vì ông đã được Chúa biến đổi, ông “đón nhận” sự tha thứ, ông ăn năn và tự nhận mình là một kẻ tội lỗi.

David bị làm nhục
ĐTC nói, trong bài đọc thứ nhất, đã tập trung vào sự nhục nhã của David: con của ông là Absalom đã nổi dậy chống lại ông ta, nhưng vào lúc đó, David không nghĩ đến việc “cứu lấy sĩ diện của mình” mà là cứu dân của ông, cứu Đền thờ và Hòm Giao ước.
David đã bỏ trốn, và cử chỉ hèn nhát của ông thực sự lại là một sự can đảm: “Ông ta khóc không ngừng, ông phải giấu mặt, và ông đã đi chân không”.

David để cho mình bị xúc phạm
ĐTC lưu ý rằng một David vĩ đại bị làm nhục không chỉ bởi thất bại và bỏ chạy mà còn bởi sự xúc phạm. Trên thực tế, trong khi chạy trốn, một người tên là Shimei đã “nguyền rủa và ném đá vào David” và nói với ông rằng Chúa đã “thưởng” cho ông bằng cách trao vương quốc của ông vào tay người con là Absalom. Shimei nói với David rằng ông đang bị đau khổ vì sự suy đồi “bởi vì ông là một kẻ giết người” và David đã để cho Shimei tiếp tục nguyền rủa và xúc phạm ông và nói rằng: “Có lẽ Chúa sẽ nhìn vào nỗi đau khổ của tôi và làm cho tôi được lợi ích vì những lời nguyền mà ông ta đang nói ngày hôm nay. “

Sự khiêm tốn “đội lốt” không phải là cứu chuộc
ĐTC Phanxicô giải thích rằng David lên núi Ô-liu như lời tiên tri nói về sự lên đồi Canvê của Chúa Giêsu để cho nhân loại  được sống: Ngài cũng bị sỉ nhục và bị loại bỏ. Điều này ngài giải thích chính xác về sự khiêm nhường của Chúa Giêsu:
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng khiêm tốn là cách đi lặng lẽ, cúi đầu nhìn xuống sàn nhà … nhưng ngay cả những con lợn đi với đầu của chúng cúi xuống: đấy không phải là khiêm tốn.  Đó là giả tạo, sẵn sàng để đội lốt khiêm tốn, vì thế nó không cứu vớt hay che đậy được ng mình. Chúng ta phải biết rằng không có sự khiêm tốn thực sự nào mà không có chịu sỉ nhục, và nếu bạn không thể chịu đựng được để gánh nhận nỗi nhục thì bạn không phải là người khiêm nhường: bạn chỉ đang giả vờ, bạn không phải là người khiêm tốn “.

Chuyển nỗi nhục thành hy vọng
ĐTC đã chỉ ra rằng cả David và Chúa Giêsu đều đã gánh lấy những tội lỗi và nói: “David là một vị thánh, và Chúa Giêsu, với sự thánh thiện của Thiên Chúa, thực sự cũng là một vị thánh” và cả hai đều bị sỉ nhục.
“Một cách bình thường, luôn luôn có sự cám dỗ để chống trả lại những gì chúng ta bị vu khống và phản đối lại bất cứ điều gì làm nhục chúng ta hoặc làm cho chúng ta xấu hổ – như Shimei.  Nhưng David đã nói “Không”; Chúa Giêsu đã nói “Không”, đó không phải là con đường chính đáng.  Con đường được Chúa Giêsu thực hiện và được David tiên đoán được gánh lấy nhục nhã.   ‘Có lẽ Chúa sẽ nhìn vào sự khốn khổ của tôi và đắp cho tôi với những lợi ích vì những lời nguyền rủa mà ông ấy đang nói ngày hôm nay’: hãy biến sự sỉ nhục thành hy vọng.

Không có sự khiêm tốn nào mà không có sự sỉ nhục
ĐTC kết luận rằng khiêm tốn không phải là sự biện minh cho bản thân mình khi đối mặt với một hành vi phạm tội và cố gắng để nhìn ra vẻ mình khiêm nhường: “Nếu bạn không thể chịu đựng được sự sỉ nhục, thì bạn không khiêm tốn. Đây là quy tắc vàng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được đức khiêm tốn, với sự sỉ nhục. Có một nữ tu đã từng nói: “Vâng, tôi khiêm tốn, nhưng không bao giờ chịu sự sỉ nhục!”  Không, không! Không có sự khiêm tốn nào mà không có sự sỉ nhục.  Chúng ta đang xin ân sủng này.  Và nếu ai đó dũng cảm – cũng giống như Thánh Ignatius dạy chúng ta – thậm chí ngài có thể xin Chúa gửi thêm sự nhục nhã để ông có thể giống Chúa hơn”.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Linda Bordini trên Vatican News)