Nhà Truyền giáo: truyền chức linh mục cho những người đã kết hôn ở Amazon sẽ không giải quyết đến tận gốc rễ của vấn đề

Các nữ tu đóng một vai trò quan trọng trong Giáo hội ở vùng Amazon
Tòa án Anh Quốc phán quyết buộc phải phá thai cho một phụ nữ khuyết tật
ĐHY Pell và những vấn đề chính trị của Rôma

Một nhà truyền giáo Nam Mỹ đến Ăng-gô-la đang tham gia Thượng Hội đồng Amazon theo lời mời của Đức Thánh Cha đã nói rằng đề nghị phong chức linh mục cho những người đàn ông đã có gia đình để giải quyết vấn đề thiếu người truyền giáo ở Amazon là “huyền ảo.”
Linh mục Martín Lasarte Topolanski, dòng Don Bosco, cho biết trong một văn bản được xuất bản bởi Sandro Magister ngày 12/10/2019 trong cột báo Settimo Cielo của mình tại L’Espresso:“Có phải việc thiếu ơn gọi đối với đời sống linh mục và tu trì ở Amazon là một thách thức mục vụ, hay đúng hơn là hậu quả của các lựa chọn thần học – mục vụ không mang lại kết quả mong đợi, hay chỉ một phần kết quả? Theo tôi, đề xuất ‘viri probati’ (những người đàn ông có gia đình và có đức hạnh) như một giải pháp vấn đề truyền giáo là một đề xuất viễn vông, gần như là phép thần thông, không giải quyết được vấn đề thực sự tiềm ẩn.”
Linh mục Lasarte là nhà truyền giáo người Uruguay tại Ăng-gô la chịu trách nhiệm về các nỗ lực truyền giáo ở châu Phi và châu Mỹ Latinh cho dòng SalesianDon Bosco.  ĐTC Phanxicô đã chỉ định ngài vào trong số 33 giáo sĩ mà ngài đã đích thân kêu gọi tham gia THĐ Amazon.
Văn bản được xuất bản bởi Magister là một bản tóm tắt của Lm. Lasarte viết ngày 12/8 về “Amazonia: Are ‘viri probati’ a solution?” (Amazonia: ‘viri probati’ có phải là một giải pháp không?), được công bố trên Settimana News.
Trong văn bản của mình, nhà truyền giáo đã chỉ ra rằng lập luận phong chức cho đàn ông đã kết hôn làm linh mục vì khó tiếp cận các cộng đồng xa xôi với mục vụ “là có tội với hàng giáo sĩ”,  bởi vì chính nó gạt bỏ công việc của các thừa tác viên giáo dân, và tin rằng Giáo hội nơi mà không có ‘linh mục’ sẽ không hoạt động.  Đó là một sai lạc thần học và mục vụ. Đức tin của chúng ta, là một Kitô hữu, bắt nguồn từ bí tích rửa tội, không phải từ sự phong chức linh mục.”
Ngài đã đưa ra những ví dụ như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Angola và Guatemala, nơi người giáo dân làm việc mục vụ rất cần thiết.
Ngài lưu ý rằng Giáo hội tại Hàn Quốc đã bắt đầu nhờ giáo dân Yi Seung-hun, người đã được rửa tội tại Trung Quốc và đã rửa tội cho những người Công giáo khác. Ngài nói : “Trong 51 năm (1784-1835) kể từ khi thành lập, Giáo hội tại Hàn Quốc đã được truyền giáo bởi giáo dân, với sự hiện diện của một số linh mục. Cộng đồng Công giáo này đã phát triển và mở rộng rất lớn bất chấp những cuộc đàn áp khủng khiếp, nhờ vào sự lãnh đạo của người được rửa tội.”
Trong trường hợp của Nhật Bản, sau khi vị linh mục tử đạo cuối cùng vào năm 1644, các linh mục đã không trở lại cho đến 200 năm sau, mới tìm thấy một “Nhà thờ còn hoạt động” được tạo thành từ các “Kitô hữu ẩn giật.”
Với 25 năm kinh nghiệm của mình ở Ăng-gô-la,  linh mục Lasarte nói rằng “khi cuộc nội chiến kết thúc vào năm 2002, tôi có cơ hội đến thăm các cộng đồng Kitô giáo, trong 30 năm không có Thánh Thể, họ cũng không thấy một linh mục nào, nhưng họ rất mạnh về đức tin và là những cộng đồng năng động được hướng dẫn bởi ‘giáo lý viên’, một thừa tác vụ thiết yếu ở châu Phi (…) Một Giáo hội hoạt động với những thừa tác viên giáo dân trong khi vắng mặt các linh mục.”
Ở châu Mỹ Latinh, ngài đã đưa ra một ví dụ về “người Quetchi từ miền trung Guatemala (Verapaz), mặc dù không có linh mục ở một số cộng đồng, các thừa tác viên giáo dân cũng có cộng đồng sinh hoạt,” nơi mà “các nhà truyền giáo đã rất ít có thể xâm nhập.” Ngài nói mặc dù thiếu hụt các linh mục, “nhưng đó là một Giáo hội địa phương giàu truyền thống ơn gọi linh mục bản địa,”“các tu sĩ nam, nữ có nguồn gốc hoàn toàn là người bản địa.”
Về vấn đề đó, ngài lưu ý rằng trong lời khích lệ tông đồ của mình, Eveachii Gaudium (Niềm vui của Tin Mừng), ĐTC Phanxicô đã chỉ ra rằng sự thiếu Ơn gọi Tư tế và đời sống thánh hiến thường là do “không có sự nhiệt thành tông đồ lan truyền trong các cộng đồng thiếu nhiệt tình và do đó không thành công việc thu hút.” Ngài nói : “Đức Thánh Cha đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Đây không phải là việc thiếu ơn gọi mà là vì kế hoạch yếu kém, thiếu lòng nhiệt thành tông đồ, thiếu tình huynh đệ và cầu nguyện; Thiếu các quá trình truyền giáo nghiêm túc và sâu sắc.”
Liên quan đến câu hỏi tại sao sau 200 đến 400 năm truyền giáo mà vẫn đang thiếu ơn gọi ở Amazon,  linh mục Lasarte nói rõ rằng, “một trong những vấn đề mục vụ ở nhiều vùng khác nhau của Mỹ Latinh, và đặc biệt là ở Amazon, là sự khăng khăng về ‘cổ hủ’. Có một sự quá bảo thủ trong các nhà thờ và các cấu trúc Giáo hội khác nhau, tôi không chỉ nói đến những người theo chủ nghĩa truyền thống trước thời kỳ quen thuộc, mà là những phẩm trật tu sĩ, tâm lý, vẫn bị mắc kẹt trong những năm ’68 và trong thập niên 1970-1980.”
Vị linh mục dòng Don Bosco này đã chỉ ra ba loại mục vụ “Alzheimer pastoral ministry” (chứng đãng trí mục vụ) có ảnh hưởng đến việc truyền giáo ở Amazon.
Đầu tiên là chủ nghĩa nhân chủng học văn hóa có nguồn gốc từ 1971 Barbados Declaration (Tuyên ngôn năm 1971) được kết hợp bởi 12 nhà nhân chủng học, khi đó đã “tuyên bố rằng Tin mừng của Chúa Giêsu là tin xấu cho người bản địa.”
Mặc dù, từ sự khiêu khích này đã xuất hiện ở nhiều nơi, một cuộc đối thoại hiệu quả giữa các nhà nhân chủng học và các nhà truyền giáo, phục vụ cho việc tốt đẹp lẫn nhau, nhưng “ở những nơi khác, nó rơi vào tình trạng tự kiểm duyệt, làm mất đi niềm vui truyền giáo,” với “những trường hợp tôn giáo quyết định không công bố Chúa Giêsu, hoặc đưa ra giáo lý ‘vì tôn trọng văn hóa bản địa’,” và họ sẽ “giới hạn mình làm nhân chứng và phục vụ,” tuyên bố rằng điều này “thay thế cho việc công bố.”
Lm. Lasarte kể lại trong Evangelii nuntiandi (Truyền giáo trong thế giới mới) thánh Phaolô VI đã nói rằng “Tin mừng được công bố bởi sự minh chứng ​​của cuộc sống sớm hay muộn phải được công bố bởi lời của sự sống. Sẽ không có sự truyền giáo đích thực nếu tên, giáo huấn, sự sống, lời hứa, vương quốc và mầu nhiệm Chúa Giêsu thành Nazareth, Con Thiên Chúa không được công bố.”
Linh mục Lasarte nói rằng loại thứ hai của “Alzheimer pastoral ministry” là “đạo đức xã hội.” “Có một vài nơi tôi đã nghe những biểu hiện tương tự từ những người làm việc mục vụ: ‘Khi mọi người cần các mục vụ họ đến với chúng tôi (Giáo hội Công giáo), nhưng khi họ đang tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống của họ, họ tìm đến những người khác (truyền giáo, v.v.) ‘Rõ ràng và có thể nhận thấy rằng giáo hội muốn trở thành một’ Giáo hội Samaritan ‘đã quên trở thành một’ Giáo hội Magdelene’, một Giáo hội cung cấp các mục vụ không công bố niềm vui Phục sinh của Chúa.”
Lm. Lasarte đã tái khẳng định rằng sự tham gia xã hội của Giáo hội và lựa chọn cho những người nghèo nhất vẫn tiếp tục là một “khía cạnh quan trọng của quá trình truyền giáo” và sự tồn tại; Nhưng “vấn đề là khi loại hoạt động này đã lấy hết phần còn lại của cuộc sống và sự năng động của Giáo hội, để lại hình bóng mờ tối, im lặng hoặc chấp nhận các chiều kích khác như: công bố, giáo lý, phụng vụ, cộng đồng. Chúng ta đang ở trong tình trạng căng thẳng chưa được giải quyết như của Marth và Mary.”
Ngài nói rằng “một khó khăn to lớn” của người Công giáo đối với các cộng đồng truyền giáo liên quan đến một số yếu tố, chắc chắn là nên chú tâm hơn đến “một mục vụ tôn giáo là mục vụ linh mục” và nên bớt đi việc ‘xã hội hóa’ việc mà đã  gây ảnh hưởng rất lớn.”
Ngài nói :
Tôi đã đến thăm một giáo phận nơi mà vào đầu những năm 1980, 95% dân số theo Công giáo, ngày nay chỉ còn 20%. Tôi nhớ lời bình luận của một trong những nhà truyền giáo châu Âu đã “bài-truyền giáo” (de-evengilized) một cách có hệ thống trong khu vực đó rằng: “Chúng tôi không nuôi dưỡng sự mê tín mà là nhân phẩm” … Tôi nghĩ điều đó nói lên tất cả mọi thứ. Nhà thờ là một số nơi đã được chuyển đổi thành một nơi quản lý lớn các dịch vụ (chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phát triển, vận động …) nhưng chẳng nói gì đến Giáo hội là mẹ của đức tin.”
Điều cuối cùng chủ nghĩa thế tục. Ngài nói, một nhà thờ thế tục hóa khi các thừa tác viên mục vụ của mình nội tâm hóa sự năng động từ một tâm lý thế tục hóa: sự vắng mặt, hoặc rất rụt rè, gần như xin lỗi, biểu hiện của đức tin.
Ngài nói rằng những hậu quả “là phản ảnh của sự khô cằn ơn gọi hoặc sự thiếu kiên trì trong con đường đã thực hiện, vì thiếu động lực sâu sắc,” vì khi “không ai rời bỏ mọi thứ để trở thành một giám đốc xã hội, không ai dành sự sinh tồn của mình cho một ‘quan điểm, ‘không ai đưa ra những gì tuyệt đối trong cuộc sống của mình cho những gì tương đối, nhưng chỉ cho một Tuyệt đối đó là Thiên Chúa. Trong khi đây là khía cạnh thần học, chiều kích tôn giáo không hiển nhiên, rõ ràng và tồn tại trong sứ mạng, sẽ không bao giờ tồn tại các lựa chọn cho sự cực đoan truyền giáo, đó là một dấu chỉ cho thấy việc truyền giáo đã chạm đến tâm trí của một cộng đồng Kitô giáo.”
Để kết luận bài viết của mình, Lm. Lasarte nói rằng một cộng đồng Kitô giáo mà không tạo ra các ơn gọi linh mục và tu sĩ, là một cộng đồng mang một loại bệnh tâm linh. Chúng ta có thể tấn phong ‘viri probati (đàn ông có gia đình), mulieribus (phụ nữ) chân thật, nhưng những vấn đề tiềm ẩn sẽ vẫn còn là: truyền giáo mà không có Tin mừng, Kitô giáo không có Chúa Kitô, một tâm linh không có Chúa Thánh Thần.
Về mặt lập luận, trong một tầm nhìn theo chiều ngang của văn hóa thống trị, nơi thiếu vắng Thiên Chúa hoặc hạ xuống ngang hàng với một vài khái niệm mang tính biểu tượng, văn hóa hoặc đạo đức, không thể hiểu rõ giá trị tinh thần và mục vụ của đời sống độc thân linh mục như một món quà quý giá từ Thiên Chúa và của một tình yêu hoàn toàn và cao siêu của tình yêu và sự phục vụ đối với Giáo hội và nhân loại.
Lm. Lasarte nói rằng, “ở đó sẽ chỉ có thể là những ơn gọi linh mục đích thực khi một mối quan hệ đích thực, đòi hỏi, tự do và mối tương quan cá nhân được thiết lập với con người của Chúa Giêsu Kitô. Có lẽ điều này có thể đơn giản, nhưng mọi thứ theo cái nhìn của tôi, ‘con đường mới’ cho việc truyền giáo với người dân Amazon là tính nguyên thủy của Chúa Kitô.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên CNA)