Tại sao các linh mục không thể vi phạm Ấn tín tòa giải tội, bất chấp lời khuyên của các luật sư của Anh quốc?

Tại sao các linh mục không thể vi phạm Ấn tín tòa giải tội, bất chấp lời khuyên của các luật sư của Anh quốc?

ĐỨC THÁNH CHA GẶP CHÍNH PHỦ VÀ ĐẠI DIỆN CÁC GIỚI Ở BANGLADESH
Giáo hội Philippines: Năm 2018 – Năm Linh mục và đời sống Thánh hiến
Chầu Thánh thể đem đến an ninh cho thành phố

Anh Quốc. Các luật sư tại Anh quốc đã đề nghị rằng luật pháp nước này nên áp dụng và bắt buộc các linh mục phải báo cáo những người phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em đã xưng tội trong tòa giải tội, nhằm ngăn chặn những người lạm dụng tình dục trẻ em.

Đề nghị này được đưa ra trong cuộc điều tra các tu viện Benedictine và các trường học liên quan của họ, sau khi nhiều nạn nhân xuất hiện và cáo buộc các tu sĩ tại các trường học đã vi phạm các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em.

Richard Scorer, đại diện của cuộc điều tra độc lập về lạm dụng tình dục trẻ em (IICSA) nói trong cuộc điều trần rằng “Luật phải báo cáo” (mandatory reporting laws) cũng nên  áp dụng ngay cả đối với các linh mục ngồi tòa giải tội.

Ông Scorere nói trên The Guardian rằng “Luật phải báo cáo có thể đã thay đổi hành vi của họ”. Ông nói thêm:  “Tại Tu viện Downside, những lạm dụng đã được phát hiện nhưng không được báo cáo, và những người lạm dụng đã được tự do để rồi lạm dụng một lần nữa và làm tổn hại lớn đến cho các nạn nhân.”

“Giáo hội Công giáo như là một hải đăng cho đạo đức luân lý cho những người xung quanh, nhưng các vụ lạm dụng tình dục đã làm hại thanh danh của nó … Tại sao lại có sự che đậy những điều không tốt đẹp của những tu hội cũng là những thành viên của Giáo hội Công giáo?”

Ông David Enright, một luật sư đại diện cho nhiều nạn nhân trong cuộc điều tra, lặp lại quan điểm của Scorer.

Ông Enright nói với The Guardian rằng “Các vấn đề được tiết lộ trong tòa giải tội, kể cả tội lạm dụng trẻ em, không được sử dụng trong tòa án. “Người ta không thể nghĩ ra một trở ngại nào nghiêm trọng hơn trong luật lệ của Giáo hội Công giáo để đạt được sự bảo vệ trẻ em.”

Ấn tín của tòa giải tội thường được dùng trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên trong Giáo Hội.

Theo luật của Giáo hội, một linh mục không thể tiết lộ nội dung của những lời xưng tội, hoặc thậm chí nữa là tiết lộ đã có ngồi tòa giải tội hay không. Các linh mục không thể làm điều đó ngay cả khi bị đe doạ phạt tù hoặc hình phạt dân sự. Nếu vị linh mục vi phạm ấn tín tòa giải tội thì có thể bị rút phép thông công.

Giáo lý Giáo hội Công giáo, đoạn 1467, giải thích quan điểm của Giáo hội về ấn tín giải tội như sau:

Giáo Hội tuyên bố rằng mỗi linh mục ngồi tòa giải tội buộc phải thề hứa  là sẽ bị trừng phạt rất nghiêm trọng nếu không giữ bí mật tuyệt đối về những tội mà người giáo dân đã xưng. Vị linh mục không được sử dụng những điều đã được nghe trong tòa giải tội để nói về cuộc sống của những người xưng tội.

Giáo hội từ lâu đã dạy rằng nếu cho phép vi phạm ấn tín tòa giải tội  sẽ làm nản lòng người xưng tội, và ngăn cản những người muốn ăn năn sám hối để đem đời sống của họ đến gần với Chúa hơn.

Theo Giáo luật, “vị linh mục vi phạm trực tiếp ấn tín tòa giải tội sẽ bi rút phép thông công; người vi phạm gián tiếp phải sẽ bị phạt dựa theo mức độ nặng hay nhẹ đã vi phạm.”

Năm 2016, Toà án Tối cao Louisiana đã xử một trường hợp tương tự, trong đó một linh mục được yêu cầu tiết lộ nội dung của một lời thú tội của một trẻ vị thành niên, mà linh mục được cho là đã nghe. Tòa án tôn trọng quyền của linh mục đối với ấn tín tòa giải tội. Luật của tiểu bang Louisiana cho phép miễn trừ cho các linh mục và không bắt buộc phải báo cáo trong trường hợp ngược đãi trẻ vị thành niên nếu “phải tuân theo kỷ luật của Giáo hội.

Đầu năm nay, Hội đồng Giám mục Úc đã tiết lộ rằng họ sẽ chống lại đề xuất của Ủy ban Hoàng gia để trừng phạt các linh mục cương quyết không vi phạm ấn tín tòa giải tội trong các vụ án lạm dụng trẻ vị thành niên. Đề xuất này được đưa ra nhằm đáp lại một vụ xì căng đan lạm dụng tình dục đã bùng ra trong nước vào những năm gần đây.

Tuy Giáo hội Công giáo duy trì ấn tín của tòa giải tội, nhưng cũng công nhận rằng lạm dụng trẻ vị thành niên là vi phạm luật pháp và mắc tội trọng theo Giáo luật.

Trong những năm gần đây, Vatican đã mở rộng các nỗ lực để bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng tình dục. Năm 2001, Giáo hội đã đưa ra các định mức để truy tố những tội phạm đã gây ra cho trẻ em, và đòi hỏi những người bị cáo buộc về tội lạm dụng phải được chuyển tới các nhà chức trách dân sự cũng như Bộ Giáo lý đức tin của Toà Thánh Vatican (CDF).

Tháng 3 năm 2012, ĐGH Bênêđíctô XVI ban hành các hướng dẫn để ngăn ngừa lạm dụng trẻ vị thành niên.

Và Đức Giáo hoàng  Phanxicô sẽ tiếp  tục những nỗ lực này trong suốt triều đại của ngài, Ngài đã tạo ra một Ủy ban đặc biệt trong CDF để nghe những vụ các giáo sĩ cao cấp bị truy tố về các tội nghiêm trọng nhất. Ngài cũng bắt đầu nghiên cứu về việc có thể đưa vào Giáo luật về tội “lạm dụng chức vụ” đối với các giám mục, những người không làm tròn trách nhiệm của mình về việc truy tố những người cấp dưới phạm tội lạm dụng tình dục.

Ngoài các biện pháp kỷ luật đối với những người phạm tội, Giáo Hội cũng đã làm việc tối đa để gặp gỡ các nạn nhân để đem đến những lời khuyên và hỗ trợ tinh thần cho họ.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Mary Rezac đăng trên CNA)