Tình hình Kitô hữu ở Trung Quốc ra sao dưới thời Tập Cận Bình?

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng thánh lễ tại ngôi mộ thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào ngày sinh nhật thứ 100 của thánh nhân
Bạn không thể đầu tư quá mức vào việc truyền bá Lời Chúa qua phương tiện truyền thông
Đức Maria trỗi dậy và vội vã lên đường

                   Kitô hữu dưới thời ông Tập Cận Bình càng bị giới hạn

Trong cuộc họp  của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc, được triệu tập ngày 5/3/2018 đề cập xác nhận một thay đổi hiến pháp nhằm loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ và cho phép Chủ tịch nước Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền hành cho đến năm 2023.
Ông Tập là người đảm nhiệm chức vụ từ tháng 3/2013, đã giám sát một chiến dịch quốc gia nhằm phá hủy các nhà thờ và loại bỏ hơn 1.000 thánh giá khỏi các nhà thờ của Trung Quốc trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên của ông làm Chủ tịch. Điều này đã làm những người bênh vực nhân quyền tự hỏi: việc củng cố quyền lực có ý nghĩa như thế nào cho tương lai tự do tôn giáo ở Trung Quốc?
Benedict Rogers, Trưởng Biên tập chuyên về Đông Á của Christian Solidarity Worldwide nói với CNA: “Dưới quyền của ông Tập, sự tự do tôn giáo trong nước đã giảm nhiều. Xu hướng đi xuống này phù hợp với mô hình ngược đãi nhân quyền dưới thời của ông Tập, đồng thời thể hiện qua hình ảnh một xã hội dân sự bị bóp chẹt. Chính quyền cảm thấy khó chịu hơn đối với những thách thức đối với quy tắc của Đảng, và việc đưa ra các luật để thu hẹp quyền công dân, cũng như chính trị, để bảo vệ an toàn cho đảng”.
Theo một báo cáo của Liên minh Báo chí Công giáo châu Á, chỉ một tuần trước Đại hội thường niên của Quốc hội Trung Quốc, các quan chức chính quyền địa phương đã cưỡng bức bắt gỡ bỏ những cây thánh giá, tượng và tháp chuông từ các nhà thờ Công giáo tại thành phố Yining vào ngày 27/2/2018.

Một nhà thờ bị chính phủ Trung Quốc đập bỏ vì “xây dựng bât hợp pháp”

Theo báo Asian News, vào ngày 27/12/2017, một nhà thờ Công giáo khác cách tỉnh Thiểm Tây hơn ba ngàn cây số đã bị phá hủy hoàn toàn, mặc dù trước đây đã nhận được giấy phép hợp pháp của Cục Tôn giáo.
Báo China Aid tường trình: “Ban Tôn giáo địa phương đã cử hàng chục quan chức và máy móc hạng nặng tới các nhà thờ Công giáo địa phương đập phá tan nát những cây thánh giá, tịch thu các bức tượng, bàn thờ Thánh thể và các hiện vật  như áo lễ, ghế lễ, họ phá sập nhà thờ.” 
Việc đập bỏ những cây thánh giá và phá hủy nhà thờ là một phần của chiến dịch quốc gia được đưa ra vào tháng 3/2013, khi Tập Cận Bình bắt đầu nắm quyền ở Trung Quốc.
Trong một báo cáo đặc biệt với tiêu đề “Trận chiến cho tinh thần của Trung Quốc: Phục hồi tôn giáo, đàn áp, và phản đối dưới quyền Tập Cận Bình”, được xuất bản vào tháng 2 năm 2017, Sarah Cook, một học giả thuộc Học viện Tự do, đã viết : “Vào giữa năm 2016, những cây thánh giá đã bị gỡ ra khỏi những mái nhà, hoặc những mặt tiền của ít nhất 1.500 nhà thờ, và hơn 20 nhà thờ đã bị phá hủy.
Tờ New York Times ghi lại: Trong bài phát biểu về chính sách tôn giáo của Trung Quốc vào tháng 4/2016, ông Tập đã nói với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng họ phải “kiên quyết bảo vệ chống lại sự xâm nhập từ những nước ngoài thông qua con đường tôn giáo”,  và cho rằng tôn giáo ở Trung Quốc phải “chịu ảnh hưởng”  (Sinicize), hoặc phải theo với cách điều hành của Trung Quốc.
Sarah Cook phân tích :
“Thực tế vẫn còn chưa rõ ràng về những gì các nhà lãnh đạo đảng có ý nói “phải chịu ảnh hưởng” (Sinicization), nhưng một số thay đổi bề ngoài đã được nhìn thấy.   Một trong số thay đổi ấy đã liên quan đến tính “địa phương hóa” cách kiến ​​trúc của các nhà thờ, nhằm làm giảm tầm nhìn công cộng của các nhà thờ. Dưới quyền của ông Tập … các cơ chế pháp lý soạn thảo không chính thức trước đây nay đã thêm những hạn chế mới.  Những cuộc đàn áp đã gia tăng rất nhiều đối với những giáo dân không ghi danh và ngay cả những nơi thờ phượng,  những vị lãnh đạo tôn giáo. Nhiều giáo sĩ đã bị bỏ tù dài hạn. Việc cấm trẻ em tham gia vào sinh hoạt tôn giáo cũng đã tăng lên nhiều lần”.
Các nhà thờ ở Trung Quốc phải treo một biển báo ở lối vào là: cấm trẻ em dưới 18 tuổi vào nhà thờ. Đây là các quy định của đảng được đưa ra vào tháng Hai vừa qua.
Rogers nói với CNA: “Các sửa đổi quy định về các vấn đề tôn giáo đã được áp dụng rộng rãi để gia tăng việc cấm đoán về sinh hoạt tôn giáo
đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/2/2018 . Các luật lệ vẫn tiếp tục thực hiện việc bảo vệ những nhóm được ghi danh hợp pháp với các hiệp hội tôn giáo yêu nước được nhà nước cho phép.  Ghi danh là điều bắt buộc, không phải là sự lựa chọn. Điều này đã làm cho các nhóm tôn giáo không đồng ý với sự kiểm soát của chính phủ  trở thành “bất hợp pháp”.   Những sửa đổi luật pháp này dường như đã được soạn thảo với mục đích tăng cường sự kiểm soát và áp bức lên các hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc “.
Theo ước tính của Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ (US Congressional Executive Commission)  trong bản báo cáo về tình hình  Trung Quốc năm 2017: Tại Trung Quốc, có khoảng 60 đến 80 triệu người Tin Lành và khoảng 12 triệu người Công giáo, chia đều giữa hai nhóm : ghi danh (hợp pháp) và không ghi danh (bất hợp pháp).
Theo nghiên cứu của Freedom House trong đó Sarah Cook:
“Các lực lượng an ninh trên toàn quốc đã bắt giữ, tra tấn, hoặc giết hại các tín hữu từ các tôn giáo khác nhau hàng ngày.  Một nhóm hoặc một cá nhân bị đối đãi như thế nào tùy thuộc phần lớn vào sự quyết đoán của quan chức địa phương rằng những tín hữu ấy có ảnh hưởng không tốt hoặc không có lợi cho đảng. Nhìn về tương lai, Tập Cận Bình và các đồng nghiệp của ông ta sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn quan trọng: Liệu họ có nhận ra những sai lầm của họ và sẽ nới lỏng việc kiểm soát tôn giáo, hoặc họ đang trên đà tiến lên với sự siết chặt hình thức đàn áp và phản đối có thể đe doạ sự hợp pháp và ổn định lâu dài của chế độ không?  Quyết định của họ sẽ rất quan trọng trong việc xác định một giá rất đắt mà họ sẽ phải trả cho cuộc chiến tinh thần đang diễn ra tại Trung Quốc. “

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Courtney Grogan trên CNA)