Tại sao hôn nhân vốn dĩ là bất công?

Andrew Luck đã rời NFL trong thời kỳ hoàng kim
Linh mục người Ý đồng tế Thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 100 của mình với 4 người con linh mục
Giáo phận Palm Beach, Florida: chấp thuận phép lạ của cố linh mục Vincent Capodanno

Thánh Bernard thành Clairvaux đã làm sáng tỏ về việc hôn nhân không thực sự là một mối quan hệ đối tác bình đẳng. 

Một nghiên cứu gần đây đã được công bố nhắc nhở chúng ta rằng, trong các gia đình hôn nhân, phụ nữ làm phần lớn công việc nhà. Có tội như bị buộc tội. Đó không phải là tôi cố tình để đóng góp ít hơn, nhưng tôi, dường như giống như hầu hết đàn ông, có tiêu chuẩn thấp đáng xấu hổ. Tôi cũng hài lòng để cho các chén dĩa chất đống, chẳng quan tâm nếu bồn rửa sạch sẽ không tì vết, và không thấy điều gì trong việc gấp đồ giặt, trong khi nhồi nhét nó trong ngăn kéo cũng tốt thôi. Có lẽ, như Mary Kenny tranh luận tại Catholic Herald, bộ não của người đàn ông đơn giản là được tạo một cách khác nhau. Dù nguyên nhân là gì, tôi chắc chắn có thể thấy tình hình có vẻ không công bằng như thế nào. Có vẻ như không công bằng vì nó thật sự không công bằng.
Trên thực tế, hầu hết các cuộc hôn nhân đều bị đánh giá là không công bằng. Nếu mục tiêu là một mối quan hệ đối tác hoàn toàn bình đẳng, trong đó các nhiệm vụ được thảo luận và thỏa thuận một cách cẩn thận sao cho cả hai đối tác không ai mang nhiều gánh nặng hơn ai…vậy thì tốt, nhưng tôi đã không bao giờ thấy sự sắp xếp đó trong cuộc sống thực tế. Không thể tránh khỏi, các cặp vợ chồng rơi vào một khuôn mẫu thoải mái dường như tốt cho họ. Tôi đã nhìn thấy các cuộc hôn nhân được tổ chức theo đủ mọi cách, đối với một người nhìn từ bên ngoài  thì hiếm khi nó có vẻ “công bằng”, nhưng nó lại thường được họ chấp nhận.
Tôi thường tự hỏi những gì về tình yêu đã dẫn chúng ta đến sự chấp nhận cho việc bất bình đẳng. Tình yêu, tôi nghĩ, sẽ là một trạng thái của cuộc sống sẽ làm điều ngược lại, điều đó sẽ tạo ra một mối quan hệ đối tác cân bằng hoàn hảo, nhưng nó không bao giờ hoàn toàn diễn ra theo cách đó.
Với tuần lễ kỷ niệm này của thánh Bernard thành Clairvaux, chúng ta có một ví dụ không thể tin được về sự bất bình đẳng của tình yêu. Bernard là một tu sĩ Benedictine sống ở thế kỷ thứ 12. Ngài đã không kết hôn, nhưng giống như tất cả các tu sĩ khác, ngài  đã thực hiện một loạt lời khấn ràng buộc ngài trong một cuộc “hôn nhân tâm linh” với Chúa. Trong cuộc sống của mình lúc bấy giờ, các tu sĩ xung quanh ngài đã phần nào thoải mái với Nguyên tắc ban đầu của thánh Benedict – những hướng dẫn từ lúc sáng lập về cách các tu sĩ trân trọng lời khấn của họ. Bernard cảm thấy rằng mình có nhiều thứ để cho đi và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho mối tương quan của mình với Chúa. Ngài đã đau đớn nhận ra rằng Chúa đã ban cho ngài bao nhiêu và ngài đã đền đáp lại bao nhiêu. Ngài đã viết, “Rõ ràng, người yêu và tình yêu, linh hồn và Lời nói, cô dâu và chú rể, sinh vật và đấng tạo hóa không chảy cùng một dung tích; người ta cũng có thể  so sánh ngang như một người đàn ông khát nước với đài phun nước.”
Những gì Bernard nhận thấy tương tự như những gì nghiên cứu về các công việc gia đình chỉ ra – trong bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào, không thể cộng tất cả vào và chia đồng đều ra tình yêu đã đóng góp. Tình yêu tạo ra sự không công bằng, và đóng góp của Bernard không đáng gì so với những gì ngài đang nhận được.
Biết được điều này, có lẽ câu hỏi để suy ngẫm không nhiều lắm, “Đối tác của tôi có đối xử với tôi một cách công bằng không? Thật ra, chúng ta nên hỏi là, “Tôi có dành tất cả tình yêu của mình cho mối quan hệ này không? Tôi có giữ lại gì không? Làm thế nào tôi có thể đóng góp thêm?”
Tình cảm này được tóm tắt bởi nhà thơ W.H. Auden, người đã viết rằng, “Nếu tình cảm bình đẳng không thể có được, hãy để việc yêu thương hơn là tôi.” Nói cách khác, chúng ta không nên tập trung vào những gì chúng ta đang nhận, mà là những gì chúng ta đang cho đi. Trong một cuộc hôn nhân lành mạnh, trong đó cả hai vợ chồng đều có thái độ hào phóng như suy nghĩ của họ, tình yêu bao trùm vô số những thỏa thuận dường như không đồng đều. Điều đó có nghĩa là tôi có thể luôn để vợ tôi chọn nhà hàng mỗi lần; Tôi có thể nghe cô ấy nói về một ngày làm việc của cô ấy và không lo lắng nếu tôi không có cơ hội đến lượt mình nói về ngày của mình; Tôi có thể làm nhiều công việc gia đình hơn khi cô ấy không thể làm được. Đổi lại cô ấy có thể làm điều tương tự cho tôi. Cuộc hôn nhân của chúng tôi có thể hoặc không thể đồng đều với nhau, và nó có thể hoặc không thể bằng người khác, nhưng điều đó thực sự không quan trọng. Vấn đề là cả hai chúng tôi đều đóng góp tất cả tình yêu của mình một cách tốt nhất theo khả năng của chúng tôi.
Hôn nhân không thực sự là một quan hệ đối tác, nó là một sự hiệp nhất. Nó là một tình trạng phức tạp, lộn xộn, mờ đục của cuộc sống, trong đó trái tim của hai người mãi mãi hòa vào một trái tim duy nhất. Nó đối nghịch trực quan (counter-intuitive), bằng cách cho đi sự tự do của chúng ta mà không tính toán, cùng tạo niềm hạnh phúc. Có lẽ bí mật, như Thánh Bernard nhận thấy, là khi thấy chính Thiên Chúa vui mừng khi yêu chúng ta mặc dù mối tương quan này thật không đồng đều. Tất nhiên, không ai trong chúng ta là Thiên Chúa, nhưng chúng ta được mời gọi để mỗi ngày càng trở nên giống Ngài.
Sau mỗi bữa cơm tối khi tôi ngồi đánh đàn piano hoặc thư giãn trên hiên với một cuốn sách và một chai bia, thì tôi có thể thấy vợ tôi đang ở trong một phòng ngủ và đang chăm sóc cho một đứa con nhỏ trong khi đồng thời giúp một đứa lớn tuổi hơn đang gặp vấn đề mà, “chỉ có mẹ mới có thể giải quyết được.” Đây là cách cô ấy yêu thương gia đình, đó là cách cô ấy yêu tôi. Nó thúc đẩy tôi dừng lại những gì tôi đang làm và đi làm nhiệm vụ như đọc sách cho con tôi trước khi nó đi ngủ, hoặc giúp rửa chén. Tình yêu của cô ấy, không cần một lời nói, nhưng khiến tôi muốn đáp lại thậm chí nhiều hơn với tình yêu của tôi. Đó là cách mà tình yêu thực sự nên thể hiện.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Linh mục Michael Rennier đăng trên Aleteia)