Giáo xứ Fatima, Bình Triệu, TGP. Sài Gòn: Thánh lễ kỷ niệm 101 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima

Trung Quốc nợ một lời xin lỗi và bồi thường cho đại dịch coronavirus
Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo là trung tâm điểm của chương trình đại kết
Sứ điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Thế Giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 55:

Đúng 12 giờ trưa ngày 13/10/2018, tại nhà thờ Fatima, Bình Triệu, Tổng giáo phận Sài Gòn,  thánh lễ kỷ niệm 101 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối với ba trẻ nhỏ tại Fatima, đã được Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên Giám mục giáo phận Phú Cường, chủ tế với sự hiện diện của hàng ngàn linh mục, tu sĩ, giáo dân. Đây là một chương trình được cử hành hằng năm tại giáo xứ Fatima, Bình Triệu. Năm nào cũng thế, trong nhà thờ cũng như khuôn viên giáo xứ luôn đầy nghẹt người,  dường như không bao giờ có đủ chỗ để đón con cái Mẹ khắp nơi về tham dự Thánh lễ trong dịp này.
Giáo xứ Fatima, Bình Triệu, chính thức thành lập năm 1977,  và linh mục  Simon Nguyễn Văn Lộc được Tòa Giám mục cử về làm cha Sở đầu tiên. Cũng bắt đầu từ đó, giáo dân ở các nơi xa bắt đầu đến vùng đất nơi đây sinh sống, lập nghiệp. Họ dựng chợ xây trường, trạm xá… ngày một đông đúc và sầm uất.
Đến năm 2000, linh mụcc Aloysiô Lê Văn Liêu được Tòa Giám mục bổ nhiệm về tiếp nhận nhiệm sở. Ngài đã bắt tay vào  việc xây kè mặt tiếp giáp sông Sài Gòn đang bị sạt lở ngày một nhiều, đồng thời  cũng lên kế hoạch xây dựng mới thêm nhiều công trình tiện ích cho giáo xứ. Đến tháng 3/2017, Đức cố Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã chủ sự Thánh lễ cung hiến Thánh đường. Mặc dù sau khi được tái thiết, ngôi thánh đường có thể chứa khoảng 1.500 người trong mỗi thánh lễ, nhưng dường như vẫn còn quá nhỏ bé so với số giáo dân thực tế đến tham dự thánh lễ hằng năm. Theo ước tính, vào các dịp lễ 13/5, 15/10, số người tham dự tại giáo xứ Fatima từ 10.000 – 15.000 người.
Được biết, theo tương truyền, thì năm 1962, trong một chuyến cung nghinh tượng Đức Mẹ đi khắp nơi trên thế giới với phong trào Tông đồ Fatima, khi đến Việt Nam, đoàn rước vừa tới khu vực gần đường rày xe lửa Bình Triệu thì bỗng dưng xe kiệu tượng Đức Mẹ liền chết máy, làm đủ mọi cách xe cũng không di chuyển được. Khi đó linh mục Phaolo Bộ, người chủ trì đoàn rước, cùng toàn thể tín hữu trong đoàn quỳ xuống cầu xin và khấn: nếu đây là ý Mẹ chọn nơi đây để ngự, và là nơi để quy tụ đoàn quây quần cùng Mẹ để tạ ơn Thiên Chúa, thì chúng con xin vâng. Quả nhiên, sau lời khấn của ngài, chiếc xe kiệu bỗng nhiên khởi động lại được và chạy tốt như chưa từng bị hỏng hóc máy móc trước đó.
 Sau đó linh mục Phaolo Bộ là người huy động mọi con dân, tin hữu góp công góp của, cùng ngài mua lại khu đất với diện tích 12,5m vuông, một mặt giáp với quốc lộ 13 có ga Bình Triệu và một mặt giáp sông Sài Gòn, với ý muốn xây dựng nơi đây thành Trung tâm Hành hương.
Một thời gian, sau khi nhờ người đắp tượng theo mẫu Đức Mẹ Fatima, (là bản sao của mẫu tượng Đức Mẹ công du đến Việt Nam năm xưa), ngày 15.8.1966, chính Đức cố Tổng Giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình đã đến làm phép tượng và dâng thánh lễ đầu tiên tại đây. Và cứ thế, mỗi dịp 13/5 hoặc 13/10 hằng năm, giáo dân tín hữu khắp mọi nơi lại đến đây cầu nguyện, sùng kính Đức Mẹ, vạn lần như một, lần sau đông hơn lần trước. Với nhu cầu ngày càng cao như thế, linh mục  Phaolo Bộ đã quyết tâm xây dựng ngôi thánh đường đầu tiên tại đây.

Băng Tâm