Tòa án Anh Quốc phán quyết buộc phải phá thai cho một phụ nữ khuyết tật

Mình Thánh còn nguyên vẹn trong nhà thờ bị phá hủy bởi trận động đất…
Đừng lo sợ trong việc xưng tội…
Tôi cảm thấy gần như run rẩy khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu tôi làm hòa

Hình: Willy Barton / Shutterstock

Ngày 21/6/2019, một thẩm phán người Anh đã cho phép các bác sĩ thực hiện phá thai đối với một phụ nữ Công giáo bị khuyết tật, tâm trạng bất ổn, đang mang thai, bất chấp sự phản đối của người phụ nữ và mẹ của cô. Người phụ nữ đang mang thai được 22 tuần.
Trong một phán quyết được tuyên bố tại Tòa Phúc thẩm vào 21/6/2019, Thẩm phán Nathalie Lieven nói rằng: “Tôi nhận thấy việc Chính quyền  ra lệnh buộc một người phụ nữ phải phá thai, mà khi đó có vẻ như cô ấy không muốn, là một sự xâm phạm to lớn. Tôi phải hành động vì lợi ích tốt nhất cho cô ấy, chứ không phải theo quan điểm phá thai như của xã hội.”. Thẩm  phán Natalie Lieven cho rằng phán quyết của bà là vì lợi ích tốt nhất cho người phụ nữ.
Tòa Phúc thẩm xử lý các vụ liên quan đến những cá nhân bị xem là thiểu năng tâm thần để đưa ra quyết định cho chính họ.

Người phụ nữ,  được giấu tên, đã được mô tả là ở “khoảng độ tuổi hai mươi,” và được chăm sóc bởi sự ủy thác của National Health Service (NHS), một phần của Dịch vụ Y tế của Vương quốc Anh.
Các bác sĩ của nhóm ủy thác muốn phá thai và lập luận rằng, do người phụ nữ mang thai bị chậm phát triển tâm thần nên việc phá thai sẽ ít gây chấn thương cho cô ấy hơn là việc sinh con, nhất là sau đó em bé sẽ bị đưa đến cô nhi viện để chăm sóc.
Người mẹ của phụ nữ này đã nói rõ với các bác sĩ và tòa án rằng bà sẽ chăm sóc cháu của mình.
Người phụ nữ   đang mang thai được cho là có sự phát triển trí tuệ chỉ bằng một đứa trẻ lớp mẫu giáo.  Cô là một người Công giáo và mẹ cô là người Nigieria.
Người ta không biết việc mang thai có được sự đồng thuận của cô hay không. Vấn đề này cảnh cảnh sát đang điều tra.
Tuy nhiên, người mẹ của cô, trước đây  là một nữ hộ sinh, đã tuyệt đối nói lên sự phản đối của mình đối với việc phá thai vì lý do đức tin Công giáo của bà và con gái. Một nhân viên xã hội, người chăm sóc người phụ nữ cũng không đồng ý về việc cô bị ép buộc phải phá thai.
Vị thẩm phán cho biết bà không tin là người phụ nữ có thể hiểu được ý nghĩa của việc có con.
Thẩm phán Lieven nói rằng “Tôi nghĩ cô ấy muốn có một đứa con giống như cách cô ấy muốn có một con búp bê xinh xắn.” Vị thẩm phán này  cũng rằng bà không tin mẹ của người phụ nữ đang mang thai có thể chăm sóc cùng một lúc con và cháu của mình. Do vậy, vị thẩm phán kết luận: Việc cho phép đứa trẻ được sinh ra và sau đó lại phải đưa vào chăm sóc nuôi dưỡng tại cô nhi viện sẽ đi ngược lại lợi ích riêng của người phụ nữ.
Thẩm phán Lieven nói : “Tôi nghĩ rằng người phụ nữ ấy sẽ bị tổn thương lớn hơn khi tách rời đứa con khỏi sự chăm sóc của mình,  bởi vì, “ở giai đoạn đó, nó sẽ là một đứa trẻ thực sự.”
Lieven giải thích rằng việc mang thai “mặc dù là thật với người phụ nữ, nhưng  chưa có em bé bên ngoài thân thể mà cô có thể sờ vào.”
Khi là một luật sư, Lieven đã xuất hiện trước tòa trong các vụ án liên quan đến phá thai. Năm 2011, khi đại diện cho British Pregnancy Advisory Service (Dịch vụ Tư vấn Mang thai của Anh), một trung tâm cung cấp dịch vụ phá thai, bà cho rằng phụ nữ Anh nên được phép phá thai  bằng thuốc tại nhà riêng của họ thay vì ở bệnh viện.
Năm năm sau, Lieven lập luận trước tòa rằng luật phá thai ở Bắc Ireland là vi phạm Đạo luật Nhân quyền của Vương quốc Anh.
Vào năm 2017, bà nói rằng luật phá thai ở Bắc Ireland giống như bị tra tấn và bị đối xử bất công.

Phá thai không giới hạn là hợp pháp ở Anh quốc cho đến tuần thứ 24, sau đó các bác sĩ phải chứng nhận rằng phá thai là vì lợi ích sức khỏe của người mẹ.
Thống kê của NHS cho thấy những đứa trẻ được sinh ra ở tuần thứ 24 có cơ hội sống sót trung bình 50%, mặc dù tỷ lệ này phụ thuộc vào sự cung cấp dịch vụ chăm sóc của NHS. Các em bé được sinh ra trong một bệnh viện University College London Hospitals NHS Foundation Trust khi được 23 tuần thì thai nhi có 70% cơ hội sống sót.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên CNA)